EVP (Employee Value Proposition) là gì?
Bạn nghe đến thuật ngữ EVP đã lâu!
Và cũng biết nó là Định vị giá trị nhân viên nhưng chưa thực sự hiểu rõ nó là gì?
Cũng có người bảo đó là Đề xuất giá trị nhân viên – khái niệm này có vẻ dễ hiểu hơn một chút.
Thực ra, nó cũng đơn giản thôi!
Bạn cứ hiểu EVP (Employee Value Proposition) là tất cả những giá trị, lợi ích mà tổ chức cam kết mang lại cho nhân viên hay những ứng viên tiềm năng của mình, để nhằm giữ chân hay thu hút họ vào tổ chức. Hay nói cách khác, EVP chính là trả lời cho câu hỏi:
- Tại sao bạn lại làm việc ở công ty hiện tại?
- Tại sao ứng viên lại chọn công ty bạn mà không phải một công ty nào khác?
Các giá trị mà nhân viên nhận được bao gồm cả các giá trị hữu hình (direct reward) như lương thưởng, phúc lợi,.. và cả những giá trị vô hình (indirect reward) như danh tiếng công ty, văn hóa làm việc, cơ sở vật chất,…
Khi mà direct reward không còn là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, thì indirect reward lại được tập trung nhiều hơn. Vì nó là yếu tố có thể tạo nên sự khác biệt (unique) giữa các công ty, cũng như tính hiệu quả của nó (ROI).
Nếu bạn để ý thì trong các bản tin tuyển dụng hay trong phần giới thiệu công ty trên website, các công ty luôn nêu bật EVP của mình, có thể là chưa được đầy đủ và rõ nét. Ví dụ như môi trường trẻ trung, chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, thu nhập cạnh tranh, cơ hội học hỏi,…
Đọc đến đây, chắc bạn sẽ thắc mắc EVP khác gì với Employer Branding (EB) và Total Rewards phải không?
Mình hi vọng, bạn thốt lên được câu hỏi đó!
Bạn thắc mắc là đúng, vì vốn dĩ rất nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau.
Sau đây sẽ là một vài điểm khác biệt rõ nét, đủ để bạn phân biệt chúng:
- EVP vs EB: Chúng có quan hệ mật thiết, qua lại với nhau. EVP là yếu tố chính tạo nên EB và EB cũng là một giá trị trong EVP.
- EVP vs Total Rewards: Ranh giới phân biệt chúng khá mờ nhưng cơ bản là khác nhau. Total Rewards không thể hiện các giá trị vô hình như bạn join vào tổ chức để được thực hiện 1 sứ mệnh cao cả nào đó. Hay văn hóa làm việc, cơ sở vật chất, xe đưa đón, địa chỉ văn phòng ở trung tâm,… cũng không thuộc Total Rewards mà nó chỉ là yếu tố tác động đến Well-being (1 thành phần của Total Rewards) mà thôi. Một tổ chức mạnh về thu hút và giữ chân nhân tài phải vận hành song song được 2 yếu tố này để tương trợ cho nhau.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ True Talent Academy.